vẽ một số phương tiện giao thông đường thủy

Chủ đề: Phương tiện giao thông

                      Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

                     Hoạt động học: Vẽ một số loại PTGT đường thủy

                     Lứa tuổi: 5-6 tuổi

                     Thời gian: 25- 30 phút

                  Mục đích yêu cầu

  1. Kiến thức:

Trẻ nhận ra thuyền gồm những bộ phận nào.

– Trẻ vẽ thuyền  theo ý thích.

  1. Kỹ năng:

– Trẻ phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành sản phẩm.

  1. Thái độ:

– Trẻ nghiêm túc trong giờ học, yêu quý sản phẩm của mình làm ra.

  1. Chuẩn bị.

* Cho cô: Tranh mẫu (3 tranh)

* Cho trẻ: Bàn ghế, giấy vẽ, sáp màu

III.Tiến hành.

1/  Ổn định

– Cả lớp hát “Em đi chơi thuyền”

– Các con vừa hát bài hát gì? ( Em đi chơi thuyền).

– Bài hát nói đến thuyền gì? (Thuyền con vịt, thuyền con rồng).

– Thuyền là phương tiện giao thông đường gì? ( Đường thủy)

– Ngoài ra con còn biết phương tiện giao thông đường thủy nào nữa?( Tàu, xuồng, ca nô..).

– Nhắc nhỡ trẻ khi đi tàu ghe không được đùa giỡn, phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.

2/  Quan sát tranh mẫu.

*Tranh 1:Thuyền buồm:

– Tranh cô có gì?

– Thuyền buồm gồm có những bộ phận nào?(Thân thuyền mũi thuyền  đuôi thuyền và bánh lái, thuyền được làm bằng gỗ).

– Thân thuyền buồm như thế nào?( Thân thuyền dài, có cánh buồm).

– Thuyền dùng để làm gì? ( Chở người và hàng hóa).

* Tranh 2: Xuồng ( ghe):

– Cô có tranh gì? ( Xuồng)

– Xuồng gồm những bộ phận nào? ( Phía trước là mũi xuồng, phgần giữa là thân xuồng, phía sau là đuôi xuồng và bánh lái).

– Thân chiếc xuồng như thế nào? ( Thân xuồng dài).

– Xuồng dùng để làm gì? ( Chở người và hàng hóa).

– Xuồng chạy được ở đâu? Vì sao? ( xuồng chạy dưới nước, xuồng chạy được nhờ vào máy, và sức người bơi).

* Tranh 3:Tranh thuyền buồm:

– Trong tranh có gì?

– Bạn nào có nhận xét gì về tranh vẽ thuyền của cô? ( Trẻ trả lời theo ý thích).

– Thuyền có màu gì?

– Thân thuyền như thế nào? ( Là hình tứ giác )

– Còn đây là gì vậy con? (Cánh buồm)

– Cánh buồm là hình gì? ( Có hình tam giác).

– Bạn nào cho cô biết thuyền này như thế nào?

– Xung quanh thuyền buồm có những cảnh vật nào?( mây, ông mặt trời, nước, cá..).

* Tranh 4:Tranh xuồng:

– Trong tranh có gì? ( Xuồng ).

– Bạn nào có nhận xét gì về tranh vẽ xuồng của cô?

– Xuồng có màu gì? ( Trẻ tự kể )

– Thân Xuồng như thế nào? ( Thân xuồng dài).

– Còn đây là gì vậy con? ( muôi xuồng )

– Bạn nào cho cô biết xuồng này như thế nào? ( Trẻ trả lời theo ý nghĩ)

– Xung quanh thuyền buồm có những cảnh vật nào?( mây, ông mặt trời, nước..).

* Tranh 5: Tàu thủy, thuyền buồm, xuồng:

– Cô hỏi tên các loại thuyền trong tranh? ( Tàu thủy, thuyền buồm, xuồng ).

Thân tàu là hình tứ giác, muôi tàu là nhiều hình vuông nhỏ ghép nhau, phía trên là lá cờ.

– Xung quanh thuyền buồm có những cảnh vật nào?( mây, ông mặt trời, nước..).

– Bạn nào cho cô biết thuyền này như thế nào?

– Mỗi loài thuyền có màu sắc và vẻ đẹp khác nhau.

– Các bức tranh của cô khác nhau nhưng điều thể hiện ý tưởng thuyền buồm rất đẹp.

* Trò chuyện hỏi ý tưởng của trẻ

– Con dự dịnh vẽ thuyền  gì?

– Thuyền có màu gì? Thân như thế nào?

– Để cho tranh các thêm sinh động các con vẽ thêm gì nào?

– khi vẽ con cầm bút tay nào? Tay trái con làm gì? Tô màu như thế nào?

  1. Cháu thực hiện bài vẽ:

– Trẻ vào bàn thực hiện

– Cô động viện gợi ý trẻ hoàn thành sản phẩm.

– Cô khuyến khích để trẻ nói lên ý tưởng của mình.

– Động viên trẻ tô màu hoàn thành sản phẩm.

– Cô quan sát khuyến khích trẻ vẽ gợi ý trẻ chưa vẽ được.

– Gợi ý cho trẻ vẽ thêm chi tiết phụ cho bức tranh thuyền thêm sinh động.

  1. Nhận xét:

– Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình.

– Cho trẻ quan sát và chọn tranh đẹp.

– Con thích tranh nào?

– Vì sao con chọn tranh này?Doc1

– Con thích ở điểm nào?

– Tại sao con thích?

– Đẹp như thế nào?

– Cô nhận xét 2-3 tranh đẹp, những bức tranh chưa hoàn thiện sẽ cho trẻ vẽ thêm ở góc.

– Kết thúc: Hát “Em đi chơi thuyền”.