Kể chuyện sự tích ngày và đêm

 

Giáo Án Thao Giảng

 

Chủ đề: Hiện Tượng Tự Nhiên

Lĩnh vực:  PTTCKN – XH

HĐH: Kể chuện “ Sự Tích Ngày và Đêm”

Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi

Thời gian: 20- 25 phút

truyen ngay va dem sua

 

 

 

  1. Mục đích yêu cầu

– Trẻ nghe, hiểu nội dung câu chuyện “ sự tích ngày và đêm”.

– Trẻ bộc lộ cảm xúc bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt khi tham gia đóng vai.

– Giáo dục trẻ biết đoàn kết không tranh giành đồ dùng đồ chơi của bạn.

  1. Chuẩn bị:

1/ Cho cô:

– Giáo án trên giấy và trên máy vi tính.

– Câu đố

– Hát: “Cho tôi đi làm mưa với ”

– Máy tính có hình ảnh câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm”

– Mặt nạ thể hiện trạng thái buồn vui.

2/ Cho trẻ:

– Mũ các nhân vật: Mặt trăng, mặt trời, gà trống

– Mặt nạ thể hiện trạng thái buồn, vui.

III. Tiến hành:

  1. Hoạt động 1: Ổn định

* Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”

* Đọc câu đố:

Gà gáy ò ó o

Mặt trời ló dạng

Đố anh đố bạn

Phải gọi buổi nào? ( Buổi sáng)

Đố bạn tính toán

Phải gọi buổi nào

Cây lá lao xao

Mặt trời đi ngủ? ( Buổi tối)

– Thế các con có biết buổi sáng và tối là gì ? ( là ngày và đêm)

* Giáo dục: Giúp các con nhận biết sự thay đổi bầu trời vào lúc ngày và đêm và còn giúp các con biết được hoạt động của con người và con vật vào ban ngày và đêm. Nhằm bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách các con làm việc, sinh hoạt theo lịch ngày và đêm.

  1. Hoạt động 2: Kể chuyện “ sự tích ngày và đêm”

– Cô kể lần 1: kết hợp động tác minh họa

– Tóm nội dung chuyện: chuyện nói về mặt trăng, mặt trời, gà trống sống với nhau ở trên trời. mặt trăng có mũ màu trắng, gà trống có mũ màu đỏ, mặt trăng rủ gà trống đổi mũ, gà trống không chịu đổi, mặt trăng liền vứt mũ gà trống xuống mặt đất. gà trống tìm không thấy mũ liền gọi mặt trời mặt trời tỏa những tia nắng, nhờ vậy gà trống tìm thấy mũ, gà trống bay về trời nhưng không đủ sức đành ở lại mặt đất. từ đó trở đi gà trống luôn dạy sớm để đánh thức mặt trời dậy người ta gọi đó là ngày. Mặt trăng cảm thấy hối hận và xấu hổ đợi mặt trời và gà trống đi ngủ mới xuất hiện người ta gọi đó là đêm.

– Cô kể lần 2 trên máy, giải thích tử khó “ hối hận, xấu hổ”

* Đàm thoại:

– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? ( Sự tích ngày và đêm)

– Trong câu chuyện có những nhân vật nào? ( mặt trăng, mặt trời, gà trống)

– Mặt trăng tỏ ý gì với mũ của gà trống? ( Thích chiếc mũ của gà trống)

– Mặt trăng đã nói gì? (chúng mình đổi mũ cho nhau nhé!)

– Gà trống đáp lại như thế nào? ( Tớ không thích chiếc mũ của cậu. Tớ không đổi mũ cho cậu đâu)

– Gà trống không chịu Mặt trăng đã hành động như thế nào? ( vứt mũ của gà trống xuống đất)

– Không tìm thấy mũ gà trống như thế nào? ( buồn không biết làm thế nào để tìm mũ)

– Mặt trời đã làm gì giúp gà trống tìm thấy mũ? ( vén màn mây tỏa những tia nắng xuống đất)

– Khi tìm thấy mũ trên cành cây thái độ của gà trống như thế nào? ( sung sướng vội bay lên cây nhặt mũ)

–  Mặt trăng đã cảm thấy mình như thế nào với bạn gà trống? ( hối hận và xấu hổ với bạn gà trống)

– Nếu là con con sẽ như thế nào? ( Không vứt mũ của bạn khi bạn không đồng ý đổi với mình)

– Qua câu chuyện khuyên con điều gì?

* Giáo dục trẻ qua câu chuyện nhắc nhở các con không nên vứt đồ của bạn, không tranh giành đồ dùng đồ chơi của bạn, biết quan tâm chia sẽ và giúp đỡ bạn.

  1. Hoạt động 3: Tròi chơi

* Trò chơi 1:” Thể hiện cảm xúc theo hình vẽ”

+ Cô phát cho mỗi trẻ một khuôn mặt buồn, vui. Cho trẻ cầm trên tay khi nghe cô cần khuôn mặt nào. Thì trẻ có khuôn mặt như cô yêu cầu thì giơ cao lên.

+ Hỏi trẻ cầm khuôn mặt có cảm xúc gì? ( Khi con vui buồn cho trẻ thể hiện lại như khuôn mặt mình đang cầm. cho trẻ khác nhận xét.

* Trò chơi 2:” Thể hiện tính cách nhân vật”

– Trẻ thể hiện lại vai của các nhân vật trong câu chuyện qua lời dẫn của cô. Cô dẫn đến lời thoại của nhân vật nào thì thể hiện hành động và lời thoại cảm xúc nhân vật đó.

  1. Hoạt động 4: Nhận xét- kết thúc:

– Nhận xét tuyên dương, động viên trẻ

– Kết thúc: Hát” cho tôi đi làm mưa với”