Tuyên truyền bệnh tay – chân – miệng

huoi 16717 (1)

BÀI DỰ THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN

Năm học 2016-2017

 

ĐỀ TÀI: “ BỆNH TAY- CHÂN-MIỆNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH”

 

  1. Mục tiêu

          – Giúp phụ huynh hiểu được những vấn đề về bệnh tay chân miệng và cách phòng bệnh.

– Thông qua buổi tuyên truyền phụ huynh có thể áp dụng cách phòng bệnh  để về chăm sóc và phòng bệnh cho con mình tốt hơn.

  1. Chuẩn bị

          – Nội dung tuyên truyền.

– Máy tính.

–  Hình ảnh tuyên truyền về bệnh tay – chân – miệng.

– Trò chơi: Hái hoa dân chủ.

– Cây hoa, câu hỏi.

– Quà tặng phụ huynh, quà tặng trẻ.

– Tờ rơi tuyên truyền về bệnh tay – chân – miệng.

III. Nội dung 

          Nội dung 1: Giới thiệu

– Kính thưa ban giám khảo cùng quy phụ huynh và các cháu thân mến. Em tên Trịnh Thị Muỗi Huôi là giáo viên trường Mẫu giáo Hoa Mai. Lời đầu tiên em kính chúc BGK và toàn thể quý phụ huynh lời chúc sức khỏe và lời chào thân ái nhất.

– Hôm nay tôi mời phụ huynh đến để tuyên truyền về nội dung “Chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con theo khoa học” và một trong những nội dung nhỏ mà tôi muốn chia sẻ với phụ huynh là“cách phòng bệnh tay chân miệng”.

– Hiện nay, bệnh tay – chân – miệng đang bùn phát ở tỉnh ta theo thông tin trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp từ đầu năm đến cuối tháng 11/2016 toàn tỉnh có 3294 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, huyện Tam Nông bệnh tay chân miệng có 151 ca mắc. Riêng xã An Hòa có 12 ca chưa có ca đặc biệt. Đề giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng, hôm nay em sẻ cùng trao đổi với quý phụ huynh một số vấn đề về “Bệnh tay chân miệng và cách phòng bệnh”

 Nội dung 2: tuyên truyền bệnh tay – chân- miệng : 

  1. Bệnh tay-chân-miệng là gì?

– Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây nên.

– Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng nảo, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

  1. Nguyên nhân:

– Bệnh tay-chân-miệng là do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

– Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

– Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

– Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

3.Những biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng.

* Giai đoạn ủ bệnh từ 3-7 ngày.

* Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

* Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài từ 3-10 ngày với những triệu chứng điển hình như:

– Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lượi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

– Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian  ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

– Sốt nhẹ và nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

– Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

*Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn. Nếu có biến chứng sẽ trở thành thể tối cấp: bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuấn hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong.

Câu hỏi: Làm sao phụ huynh biết trẻ mắc bệnh tay – chân – miệng?

Mời phụ huynh trả lời.

 

 

 

 

Tuyên truyền viên: Em xin chia sẻ cùng quý phụ huynh về dấu hiệu nhận biết khi trẻ mắc bệnh tay – chân – miệng.

– Khi thấy trẻ sốt nhẹ khoảng 380C và kéo dài 2-3 ngày, ho, đau họng, bứt rứt, biếng ăn. Sau đó xuất hiện ban ở tay, chân và miệng, vùng mông, đầu gối. Khi thấy có 1 trong những dấu hiệu trên ở trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế, để được hướng dẫn cách chăm sóc điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu sau đây chúng ta cần phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến trẻ:

– Khi trẻ sốt cao > 39,50 C.

– Trẻ thở nhanh, có biểu hiện khó thở.

– Giật mình, lừ đừ, run chi ( tay chân khi trẻ đi đứng), quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều. Nôn không kèm tiêu chảy,nôn không kèm theo ối.

– Đi loạng choạng da nổi vân tím, vả mồ hôi, tay chân lạnh, co giật, hôn mê.

Câu hỏi: Theo quí phụ huynh bệnh tay – chân – miệng nguy hiểm như thế nào?

Mời quý phụ huynh trả lời.

Tuyên truyền viên: Bệnh tay – chân – miệng chia làm 4 độ.

– Độ 1: Chỉ có loét miệng và/ hoặc tổn thương ở da.

– Độ 2:

+ Độ 2a: Giật mình dưới 2 lần/ 30 phút, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ, rung chi, rung người, ngồi không vững.

+ Độ 2b: Giật mình > 2 lần/30 phút, ngủ gà, mạch nhanh > 130 lần/ phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).

– Độ 3: Rung giật nhãn cầu, lác mắt. Yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.

– Độ 4: Sốc, suy hô hấp, phù phổi cấp, tăng huyết áp, trụy mạch.

Phần lớn bệnh lành tính và tự hết ( Bệnh phần lớn tự khỏi trong 7-10 ngày) và có thể gây tử vong. Nhiễm coxsackievirus A16 chỉ có 4% gây biến chứng còn nhiễm enterovirus 71 thì 32% gây biến chứng và 1,7% bị chết.

Câu hỏi:  Nếu con em mình mắc bệnh tay – chân – miệng phụ huynh sẽ làm gì?

 

 

Mời phụ huynh trả lời.

Tuyên truyền viên: Nếu các anh chị thấy con em chúng ta có dấu hiện bệnh tay – chân -miệng hãy đưa trẻ ngay đến bác sĩ chẩn đoán hoặc trạm y tế để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời.

– Phụ huynh cần lưu ý: Khi trẻ mắc bệnh phụ huynh phải cắt móng tay trẻ để trẻ không gãy làm vỡ những bóng nước, phụ huynh cũng không được nặn những bóng nước đó ra để tránh lây lan bệnh và gây nhiễm trùng.

– Còn đối với trong trường mầm non, mẫu giáo, khi quan sát thấy dấu hiệu mắc bệnh của trẻ ở lớp, giáo viên sẽ liên hệ với phụ huynh trao đổi về tình hình sức khỏe của trẻ và hướng dẫn phụ huynh dẫn trẻ đi bác sĩ chẩn đoán. Nếu trẻ được bác sĩ kết luận có biểu hiện bệnh tay- chân – miệng thì cách ly trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi trẻ hết loét miệng và hết các phỏng nước. Một lớp có 2 trẻ trở lên mắc bệnh tay – chân – miệng thì lớp đó sẽ nghỉ học từ 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca sau, để vệ sinh, khử trùng Cloramin B.

Câu hỏi: Trẻ bệnh như thế nào thì phụ huynh chăm sóc chăm sóc tại nhà?

Mời phụ huynh trả lời.

Tuyên truyền viên:

– Trẻ sốt nhẹ mệt mỏi, đau họng biếng ăn và loét miệng thì có thể chăm sóc tại nhà. khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ hàng ngày trong 7-10 ngày kể từ lúc bị bệnh.

Câu hỏi: Câu hỏi: theo phụ huynh cách phòng bệnh tay – chân –  miệng như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

Mời phụ huynh trả lời.

Tuyên truyền viên:  Trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

– Nên cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức lạnh, ăn dễ tiêu.

– Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa,  không cho ăn uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.

– Chỉ dùng thuốc do bác sỹ kê.

– Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ, phát hiện sớm và điều trị phù hợp.

– Không  chữa bằng các biện pháp dân gian chuyền miệng  khi trẻ bệnh.

– Khi trẻ khỏe lại thì đến nhà trẻ, trường học bình thường chứ không cách ly quá dài.

Ngoài ra, đối với trẻ bị bệnh khi chăm sóc tại gia đình, chúng ta cần phải chú ý các vấn đề sau:

– Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác.

– Dụng cụ, đồ dùng cá nhân của trẻ như: Bát, muỗng, khăn…phải dùng riêng.

– Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp…Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.

– Theo dõi các triệu chứng của trẻ và nếu có dấu hiệu chuyển bệnh nặng thì đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.

         Câu hỏi:  Bệnh tay – chân – miệng đã có vắc-xin  phòng bệnh chưa?

Mời phụ huynh trả lời: Chưa có vắc – xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ.

Câu hỏi: Theo Cách chăm sóc bệnh tay – chân – miệng tại nhà như thế nào?

 Mời phụ huynh trả lời.

 

 

 

 

 

 

Tuyên truyền viên: Hiện nay bệnh tay – chân – miệng vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị, chỉ điều trị hỗ trợ.  vì vậy chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như sau:

– Cần thực hiện tốt khẩu hiệu “3 sạch”, đó là “ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch”.

– Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy,  trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ bệnh thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ. Chúng ta cũng cần quan tâm đến việc rửa tay hàng ngày của trẻ và vệ sinh cá nhân của trẻ.

– Ăn uống sạch, ăn chín, uống nước sôi để nguội.

– Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián chạm vào thức ăn.

– Không mốm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi.

– Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).

– Đeo khẩu trang, che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi.

– Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).

– Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.

– Lau các bề mặt, sàn nhà, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày bằng nước sạch và xà phòng/dung dịch lau nhà.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người bị nghi ngờ mắc bệnh.

– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

*Tóm nội dung:

Thưa quý phụ huynh! Bệnh tay – chân – miệng biểu hiện giống như các bệnh nhiễm vi rút thông thường khác nhưng sau chúng ta không phát hiện kịp thời có thể gây tử vong cho trẻ. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà. Hiện dịch tay chân miệng trên cả nước vẫn có diễn biến phức tạp. Vì thế, những gia đình có trẻ dưới 5 tuổi phải luôn luôn đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân co trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cần thực hiện tốt khẩu hiệu 3 sạch đó là“ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch” phòng bệnh cho con em mình. Vì vậy phụ huynh thực hiện việc phòng bệnh tay – chân –miệng là quyết định và việc làm tốt cho con em minh.

Nội dung 3: Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”

– Để thay đổi không khí, em xin mời quý phụ huynh cùng em chơi một trò chơi. Trò chơi có mang tên ‘Hái hoa dân chủ.

– Cách chơi : Em có chuẩn bị một  cây hoa,có nhiều hoa mỗi một hoa có 1 câu hỏi và yêu cầu phụ huynh chọn cho mình 1 bông hoa và trả lời câu hỏi. Nếu phụ huynh trả lời đúng sẽ nhận một món quà.

– Luật chơi : Mỗi phụ huynh chỉ chọn 1 hoa.

– Tổ chức cho phụ huynh chơi trò chơi.

– Thưa quý phụ huynh em chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt tình và đóng góp của quý phụ huynh. Kết thúc buổi tuyên truyền hôm nay. Em mong quý phụ huynh tuyên truyền sâu rộng đến hộ gia đình nơi mình sinh sống để phòng, chống bệnh tay-chân-miệng. Toàn thể quý phụ huynh chủ động tích cực phòng bệnh tay chân miệng là quyết định và việc làm tốt cho con em minh. Cuối lời em xin cảm ơn quý phụ huynh đã dành thời gian quý báo đến dự buổi tuyên truyền và xin gửi lời chúc sức khỏe quý phụ huynh.

Kính chúc ban giám khảo, quý phụ huynh dồi dào sức khỏe chúc hội thi thành công tốt đẹp.